Kho mã nguồn - chia sẻ soure code

Kế toán cho "dân không chuyên" P1: Tìm hiểu hệ thống Tài khoản kế toán VN

DMN xin giới thiệu với các bạn seri bài viết Kiến thức kế toán tổng quát dành cho “dân ngoại đạo”

Các chữ viết tắt trong loạt bài này:
- TK: Tài khoản
- VN: Việt Nam
- DN: Doanh nghiệp
- KH: Khách hàng
- NCC: Nhà cung cấp

Phần I: Tìm hiểu hệ thống TK kế toán VN


1.1.TK là gì? Hệ thống TK là gì?

- Trong một DN có rất nhiều khoản mục cần theo dõi như nợ phải thu KH, nợ phải trả NCC, tiền mặt, hàng hóa trong kho…và cần phải biết được thông tin về các TK đó như đầu kỳ có bao nhiêu, trong kỳ phát sinh những gì, cuối kỳ còn bao nhiêu. VD: đối với tiền mặt tại quỹ, cần phải nắm được hiện tại DN mình còn bao nhiêu tiền mặt tại quỹ, trong tháng này đã thu và chi cho những ai bao nhiêu…
- Do có quá nhiều khoản phải theo dõi nên Bộ Tài chính đã quy ước cho mỗi một khoản đó một con số nhất định gọi là số hiệu TK, số hiệu TK cùng với tên gọi của nó hợp thành hệ thống TK kế toán VN.

VD: 111 – Tiền mặt
131 – Phải thu của KH
- Tên của TK phản ánh khoản mục mà TK đó theo dõi. VD: 331 – Phải trả cho người bán, phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán của DN mình đối với các NCC.



1.2.Các loại TK và phương pháp hạch toán

- Hệ thống TK kế toán VN bao gồm 10 loại: từ loại 0 đến loại 9.
- TK cấp một bao gồm 3 chữ số, VD: 111 – Tiền mặt, tức là tiền mặt hiện có tại quỹ của DN; TK cấp hai gồm 4 chữ số, VD: 1111 – Tiền VN, tức là tiền mặt và là loại tiền VN tại quỹ của DN. Tham khảo thêm hệ thống TK kế toán của VN theo link sau http://www.mediafire.com/?3jbolzg1fobgv2i.
- Các bạn có thể tạo thêm các TK cấp 2,3,4,5…tùy ý nhưng phải có sự phù hợp nhất định. Chẳng hạn TK 331 – Phải trả cho người bán, bạn có thể thêm 3311 – Phải trả cho người bán A chứ không thể là 3311 – tiền USD tại quỹ.
- Chữ số đầu tiên trong số hiệu TK phản ánh TK đó thuộc loại mấy. VD: 111 – Tiền VN, là TK thuộc loại 1; 331 – Phải trả cho người bán, là TK thuộc loại 3.
- Mỗi một TK đều có 2 bên : bên Nợ và bên Có.



- Tùy thuộc vào TK đó thuộc loại TK nào mà tương ứng với nó là bên Nợ, Có sẽ là bên tăng hoặc giảm. Quy tắc chung nhất như sau (trừ một số trường hợp đặc biệt)
+ Tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có: loại 0,1,2,6,8
+ Tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ: loại 3,4,5,7
+ Loại 9: dùng để kết chuyển (sẽ đề cập sau)
- Muốn nghiên cứu cụ thể bên Nợ, Có của một TK phản ánh những gì, các bạn vào link sau http://niceaccounting.com/HTTK/index.html
- Số dư cuối kỳ của TK có thể nằm bên Nợ, bên Có hoặc cả 2 bên. Xem chi tiết tại http://www.mediafire.com/?3jbolzg1fobgv2i
- Không có gì tự sinh ra và tự mất đi, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Các khoản cần theo dõi trong một DN cũng tương tự như vậy. 


VD: bạn lấy tiền mặt tại quỹ 2.000.000đ mang gửi ngân hàng , như vậy tiền mặt tại quỹ sẽ giảm đi, còn tiền trong ngân hàng thì tăng lên. Cho biết TK111–Tiền mặt, TK112–Tiền gửi ngân hàng. Ta thấy cả 2 TK trên cũng thuộc TK loại 1, tức là nếu nó tăng lên ghi bên Nợ và giảm xuống ghi bên Có, như vậy trong trường hợp này người kế toán sẽ ghi như sau:

  • Nợ TK 111: 2.000.000
  • Có TK 112: 2.000.000
+ Người kế toán làm động tác như trên ta gọi là Ghi sổ (nhập liệu vô phần mềm hoặc viết tay lên sổ sách)
+ Người kế toán ghi Nợ của TK nào, Có của TK nào, số tiền bao nhiêu gọi là Hạch toán
+ Và phần nội dung Nợ…/Có… gọi là một Bút toán
- Bút toán thường gồm 3 kiểu sau:
+ Một TK Nợ và một TK Có

  • Nợ TK A
  • Có TK B
+ Nhiều TK Nợ và một TK Có
  • Nợ TK A
  • Nợ TK B
  • Nợ TK…
  • Có TK C
+ Một TK Nợ và nhiều TK Có
  • Nợ TK A
  • Có TK B
  • Có TK C
  • Có TK…

1.2.Các loại TK và phương pháp hạch toán

Các TK từ loại 1=>9 hạch toán đối ứng, tức là ghi Nợ TK này thì phải ghi Có TK kia, sẽ rơi vào một trong ba trường hợp đã đề cập trong Phần 1: Tìm hiểu hệ thống TK kế toán VN
  • Một TK Nợ và một TK Có
  • Nhiều TK Nợ và một TK Có
  • Một TK Nợ và nhiều TK Có
Nếu một TK có các TK chi tiết hơn (TK con) thì khi hạch toán, ta phải hạch toán vào TK chi tiết nhất, TK mẹ chỉ dùng để tổng hợp các TK con

VD: TK 111 – Tiền mặt có 3 TK con là 1111- Tiền VN, 1112 – Ngoại tệ, 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Vậy khi có phát sinh liên quan đến tiền mặt thì ta hạch toán vào TK 1111, 1112, 1113. TK 111 chỉ để tổng hợp ba TK đó.


Các TK loại 0 hạch toán đơn, tức là Nợ TK… hoặc Có TK…

VD: KH thanh toán qua ngân hàng cho DN mình 1.000USD, tỷ giá USD/VND = 20.000. Cho biết TK 112 –Tiền gửi ngân hàng, TK 131 – Phải thu của khách hàng, TK 007 – Ngoại tệ các loại.
Ta thấy khi KH trả tiền qua ngân hàng, tiền trong ngân hàng 112 sẽ tăng lên, số tiền phải thu của khách hàng 131 sẽ giảm xuống. Theo quy định của kế toán VN, đồng tiền ghi nhận trong hạch toán kế toán VN là VND (trừ một số trường hợp), như vậy ta phải ghi nhận là tiền gửi trong ngân hàng của DN mình có thêm 20tr (số ngoại tệ * tỷ giá) tương ứng với 1.000 USD, và phần tương ứng đó được theo dõi trên TK 007 hạch toán đơn.

  • Nợ TK 112: 20tr
  • Có TK 131: 20tr
Đồng thời ghi: Nợ TK 007: 1.000USD



Theo TERPvn
Chia sẻ lên Google Plus
Kế toán cho "dân không chuyên" P1: Tìm hiểu hệ thống Tài khoản kế toán VN Download mã nguồn
Thời gian: 2014-08-21T19:14:00-07:00
Bài viết:Kế toán cho "dân không chuyên" P1: Tìm hiểu hệ thống Tài khoản kế toán VN
Rating: 5 trên 22 lượt xem

No comments:

Post a Comment

Back To Top