Supply Chain Management là gì? (Phần 3 - Cuối)
DƯƠNG QUANG THIỆN - 3/10/2013.
Bạn đã đọc qua hai phần nói về SCM. Trong phần 2, tôi đã gợi ý là muốn ứng dụng SCM vào lĩnh vực thu mua lúa tại đồng bằng sông Cửu long, thì phải làm thế nào loại bỏ lớp trung gian: lớp thương lái thu mua lúa. Và khi loại bỏ được giai cấp này thì phải thay thế bởi cái chi, kết quả là nông dân phải được lợi từ thành quả lao động của mình.
Bây giờ, ta thử so sánh mô hình 1 SCM (siêu thị-nhà cung cấp) và mô hình 2 SCM(xí nghiệp thu mua-nông dân), khi giai cấp thương lái bị loại khỏi trò chơi. Bạn thấy mô hình 2 :
(1) chỉ có một mặt hàng là lúa ở cả hai nơi, nên sẽ không có việc tính toán các con số ROP và EOQ; mà chỉ có tính sản lượng theo mùa vụ, năng suất của từng mẫu ruộng, v.v..
(2) phía nông dân không có hệ thống máy tính như các nhà cung cấp theo mô hình 1, còn phía xí nghiệp thu mua lúa phải có HTTT quản lý xí nghiệp. Nông dân chỉ có mobile, iPad, laptop nối về Internet. Do đó, phải có một tổ chức trung gian vô vị lợi tạo một database tập trung thông tin liên quan đến nông dân và xí nghiệp thu mua lúa (XNTML) để có thể làm việc sau này;
(3) Ta phải tạo một cụm kỹ thuật nông nghiệp giúp nông dân sản xuất khai thác lúa. Một cụm kỹ thuật công nghiệp sẽ bao gồm :
a. một nhà máy sấy xay xát lúa, và một silo tồn trữ lúa hoàn toàn tự động. Lúa từ khi vào cho đến khi cất trữ phải được cân đong đo đếm theo từng mẫu ruộng, và được ghi trữ trên một database;
b. một pool các xe vận chuyễn lúa từ ruộng về nhà máy xay xát. Việc điều động xe sẽ được quản lý bởi một phần mềm;
c. một pool các máy sạ lúa, cấy lúa, gặt lúa, xịt thuốc trử sâu đều được quản lý bởi một phần mềm. Các số liệu sẽ được tập trung ghi vào một database để được xử lý về sau;
d. một xưởng cơ khí điện tập trung sừa chữa, bảo trì tất cả các máy móc, xe cộ, thiết bị. Môt phần mềm quản lý cho phép trữ thông tin sửa chữa, bảo trì để có thể về sau tính giá thành sửa chữa, bảo trì cũng như khấu hao tài sản cố định của từng thiết bị.
(4) Ta phải thành lập một hợp tác xã (HTX) kiểu mới, không có sự can thiệp của nhà nước, nông dân tự nguyện tham gia HTX xem như là cổ đông. HTX có phận sự điều hành cụm kỹ thuật nông nghiệp kể trên bao gồm nhà máy xay xát, đội ngũ xe vận tải, các máy cấy gặt lúa, và xưởng cơ khí bảo dưỡng. Tất cả phải được quản lý bằng máy tính, giảm đi các bộ phận hành chính tốn kém, giá thành của từng cụm dịch vụ (xay xát, vận tải, bảo dưỡng) sẽ được tính toán bởi máy tính một cách chi tiết dùng làm việc tính phí dịch vụ cho nông dân từ sạ cấy qua gặt hái đến xay xát tồn trữ. Và như vậy tiêu hao sau thu hoạch cũng giảm đi nhiều.
(5) Tất cả mọi giao dịch bằng tiền nên thông qua ngân hàng được quản lý bằng máy tính. Như vậy sẽ minh bạch hơn, và áp lực tiền mặt đối với ngân hàng sẽ giảm đi rất nhiều trong khi mùa vụ thu hoạch. Nông dân thông qua tài khoản ngân hàng biết mình có bao nhiêu tiền, nợ ngân hàng bao nhiêu tiền, và thông qua tài khoản tồn kho lúa tại HTX sẽ biết mình còn bao nhiêu gạo, quy ra tiền là bao nhiêu. Tất cả đều do máy tính ra trong tích tắc không lem nhem như khi làm bằng tay. Ngoài ra, thông qua smartphone, cũng như iPad, và qua email cũng như qua Facebook nông dân có thể biết số liệu của minh trên máy tính của HTX và của ngân hàng.
Đây là những suy nghĩ sơ bộ riêng của một ông già IT 80 tuổi đang nằm liệt giường khi bàn đến SCM. Tôi nghỉ rằng anh em IT nên suy nghỉ kỹ một HTTT quản lý HTX, sử dụng lập trình đám mây (cloud computing) và khái niệm SaS (software as service), như theo gợi ý của bạn Huyen Lam, cho giải pháp này, để có thể sử dụng cho toàn đồng bằng sông Cửu Long.
Hết
Download mã nguồn
Thời gian: 2014-08-24T14:54:00-07:00
Bài viết:Supply Chain Management là gì? (Phần 3 - Cuối)
Rating:
Thời gian: 2014-08-24T14:54:00-07:00
Bài viết:Supply Chain Management là gì? (Phần 3 - Cuối)
Rating:
No comments:
Post a Comment