Supply Chain Management là gì? (Phần 2)
DƯƠNG QUANG THIỆN - 25/09/2013
Bạn đã biết qua SCM là gì, trong phần đi trước. Bây giờ, tôi cùng bạn thử tưởng tượng ta áp dụng khái niệm này vào việc thu mua lúa tại đồng bằng sông Cửu Long thế nào. Đề tài này hoàn toàn mới, chưa hề được đề cập từ trước đến nay, theo sự hiểu biết hạn chế của tôi. Tôi mới suy nghĩ mới 2 ngày nay thôi, nên có thể chưa chín chắn, các bạn có thể tham gia hoàn chỉnh hoặc phản biện.
Trong vấn đề này, ta phân biệt 3 loại (giai cấp) đối tượng:
(1) nông dân, người làm ra hạt lúa rất cực nhọc, nhưng cuối cùng không được lãi 30% như nhà nước hứa;
(2) công ty nhà nước/tư nhân được phép thu mua xuất khẩu hoặc tàn trữ lúa gạo;
(3) đám thương lái đi thu mua lúa của nông dân bán cho nhóm 2. Trong mối tình tay 3 này xem ra nông dân là giai cấp bị thiệt thòi nhất, bị bóc lột tận tình, trong một thể chế mà theo nguyên tắc là chống bóc lột và phá bỏ tầng lớp giai cấp trung gian bóc lột là nhóm 3. Bạn thử tưởng tượng, nếu nông dân trả lại ruộng đất (như hiện đang xảy ra ở miền bắc), thì hai nhóm ký sinh 2 và 3 này sẽ ra sao nhỉ?
Bây giờ ta xem thử các mối quan hệ (relationship) giữa "mối tình" tay 3 bị ép buộc này.
a/ - Đầu tiên là mối quan hệ giữa người nông dân và thương lái thu mua. Bạn thừa hiểu là thương lái ở thế thượng phong, còn nông dân ta thì đang ở thế "thấp cổ bé miệng". Do đó, tôi thường bảo có một sự bóc lột mà người ta cho là hợp pháp. Có người cho rằng có sự cai ép nông dân bán lúa đâu. Ép hay không ép thực tế cho thấy là nông dân cuối cùng "làm thấy cha mồ tổ, mà không gì đút miệng". Do đó, người ta đặt câu hỏi, sử dụng SCM có thể loại bỏ đối tượng thứ 2, thương lái, được không? Và phải đặt thêm câu hỏi: vì sao nông dân thích bán lúa cho thương lái, dù cảm thấy mình bị ép giá, bị bóc lột? . Hai câu hỏi trên phải được phân tích để trả lời. Sở dĩ nông dân buộc phải bán lúa là vì thương lái thực hiện câu châm ngôn: "tiền trao cháo múc". Thương lái trả tiền mặt rồi cho xe chở lúa đi. Nông dân có tiền tươi để trả nợ đủ thứ: tiền giống má, tiền thuốc trừ sâu phân bón, tiền công cấy, gặt, tiền mượn sinh hoạt, v.v.. Nếu gặp dịp Tết, thì nông dân có tiền rủng rỉnh sắm sửa cúng quãy trong ba ngày Tết. Ngoài ra, nếu bán cho thương lái, thì nông dân khỏi phải lo phần logistic chở lúa đi.
Như vậy, muốn gở bỏ mối quan hệ a (nông dân - thương lái), cho thực hiện SCM, thì bạn phải quyết việc thanh toán tiền lúa của nông dân, thế nào có lợi cho người nông dân, và giải vấn đề tồn trữ lúa, sấy lúa (vào những thời kỳ mưa lũ), giảm tiêu hao sau thu hoạch (người ta ước tính ở đồng bằng sông Cửu Long, tiêu hao khoảng 12%, quy ra thóc là 2 triệu tấn bằng 5.200 tỉ đồng, kinh khủng), và logistic.
b/ - Bây giờ, ta đi tiếp. Ta xem mối quan hệ giữa thương lái và xí nghiệp thu mua (đúng ra là giám đốc) công ty thu mua lúa. Theo tôi có sự thông đồng giữa hai đối tượng này. Anh thương lái mua của nông dân giá x bán cho xi nghiệp giá y. Sai biệt giữa (y-x) = z là lãi anh thương lái nhận đươc thường gấp mấy lần lãi còm của anh nông dân. Sở dĩ tay giám đốc công ty thu mua chấp nhận giá y là vì có sự thông đồng trong mối quan hệ này: tay thương lái sẽ chia z theo tỉ lệ ăn chia nào đó. Ta phải tự hỏi tại sao công ty thu mua không mua lúa trực tiếp với nông dân, mà phải qua tay thương lái, làm cho nhà nước mua giá cao, trong khi nông dân bị ép giá. Ta lại đặt câu hỏi trên: nếu bỏ sự trung gian của thương lái thì tình thế sẽ ra sao, bỏ được không? SCM làm được gì trước mối liên hệ này?.
Nếu ta muốn thực hiện SCM, thì cũng phải gở bỏ mối quan hệ b (thương lái - công ty thu mua) cùng lúc với mối quan hệ a (nông dân - thương lái), nghĩa là loại bỏ giai cấp thương lái thu mua.
c/ - Cuối cùng, mối quan hệ giữa nông dân và công ty thu mua. Mối quan hệ này rất lõng lẽo, nghĩa là nông dân không thích bán trực tiếp cho công ty thu mua, vì không nhận liền tiền mặt, rồi phải tự thuê phương tiện chuyên chở lúa về nhà máy. Rắc rối, quan liêu, v.v.. Do đó, nông dân thích bán cho thương lái. Nếu áp dụng SCM, thì phải tăng cường mối quan hệ này. Phải thanh toán ngay cho nông dân có tiền tiêu, phải giải quyết vấn đề logistic, và vấn đề tồn trữ, sấy lúa, để giảm tiêu hao, sau thu hoạch.
Tới đây, tôi thiết nghĩ là bạn đã hiểu vấn đề. Bạn đừng bảo tôi là khó giải quyết lắm, vì dính cái này, dính cái nọ.
Thời buổi này, bạn đã hiểu sử dụng thế nào:
- Smartphone, iPad, máy laptop, database, ERP, Facebook trong quãng cáo bán hàng, trong quản lý mọi thứ. Dân IT cỏ cơ hội trỗ tài.
- Hệ thống si lô sấy lúa kho tàn trữ lúa
- Hệ thống logistic giải quyết vấn đề chuyên chở lúa giữa nông dân và công ty và si lô.
- Hợp tác xã độc lập, tự quản, cổ phần hoá
- Hệ thống tài chính không sử dụng tiền mặt, tài chính minh bạch.
Bạn thử tưởng tượng môt hệ thống SCM lo việc này xem trước những gợi ý của tôi kể trên.
Bạn đã biết qua SCM là gì, trong phần đi trước. Bây giờ, tôi cùng bạn thử tưởng tượng ta áp dụng khái niệm này vào việc thu mua lúa tại đồng bằng sông Cửu Long thế nào. Đề tài này hoàn toàn mới, chưa hề được đề cập từ trước đến nay, theo sự hiểu biết hạn chế của tôi. Tôi mới suy nghĩ mới 2 ngày nay thôi, nên có thể chưa chín chắn, các bạn có thể tham gia hoàn chỉnh hoặc phản biện.
Trong vấn đề này, ta phân biệt 3 loại (giai cấp) đối tượng:
(1) nông dân, người làm ra hạt lúa rất cực nhọc, nhưng cuối cùng không được lãi 30% như nhà nước hứa;
(2) công ty nhà nước/tư nhân được phép thu mua xuất khẩu hoặc tàn trữ lúa gạo;
(3) đám thương lái đi thu mua lúa của nông dân bán cho nhóm 2. Trong mối tình tay 3 này xem ra nông dân là giai cấp bị thiệt thòi nhất, bị bóc lột tận tình, trong một thể chế mà theo nguyên tắc là chống bóc lột và phá bỏ tầng lớp giai cấp trung gian bóc lột là nhóm 3. Bạn thử tưởng tượng, nếu nông dân trả lại ruộng đất (như hiện đang xảy ra ở miền bắc), thì hai nhóm ký sinh 2 và 3 này sẽ ra sao nhỉ?
Bây giờ ta xem thử các mối quan hệ (relationship) giữa "mối tình" tay 3 bị ép buộc này.
a/ - Đầu tiên là mối quan hệ giữa người nông dân và thương lái thu mua. Bạn thừa hiểu là thương lái ở thế thượng phong, còn nông dân ta thì đang ở thế "thấp cổ bé miệng". Do đó, tôi thường bảo có một sự bóc lột mà người ta cho là hợp pháp. Có người cho rằng có sự cai ép nông dân bán lúa đâu. Ép hay không ép thực tế cho thấy là nông dân cuối cùng "làm thấy cha mồ tổ, mà không gì đút miệng". Do đó, người ta đặt câu hỏi, sử dụng SCM có thể loại bỏ đối tượng thứ 2, thương lái, được không? Và phải đặt thêm câu hỏi: vì sao nông dân thích bán lúa cho thương lái, dù cảm thấy mình bị ép giá, bị bóc lột? . Hai câu hỏi trên phải được phân tích để trả lời. Sở dĩ nông dân buộc phải bán lúa là vì thương lái thực hiện câu châm ngôn: "tiền trao cháo múc". Thương lái trả tiền mặt rồi cho xe chở lúa đi. Nông dân có tiền tươi để trả nợ đủ thứ: tiền giống má, tiền thuốc trừ sâu phân bón, tiền công cấy, gặt, tiền mượn sinh hoạt, v.v.. Nếu gặp dịp Tết, thì nông dân có tiền rủng rỉnh sắm sửa cúng quãy trong ba ngày Tết. Ngoài ra, nếu bán cho thương lái, thì nông dân khỏi phải lo phần logistic chở lúa đi.
Như vậy, muốn gở bỏ mối quan hệ a (nông dân - thương lái), cho thực hiện SCM, thì bạn phải quyết việc thanh toán tiền lúa của nông dân, thế nào có lợi cho người nông dân, và giải vấn đề tồn trữ lúa, sấy lúa (vào những thời kỳ mưa lũ), giảm tiêu hao sau thu hoạch (người ta ước tính ở đồng bằng sông Cửu Long, tiêu hao khoảng 12%, quy ra thóc là 2 triệu tấn bằng 5.200 tỉ đồng, kinh khủng), và logistic.
b/ - Bây giờ, ta đi tiếp. Ta xem mối quan hệ giữa thương lái và xí nghiệp thu mua (đúng ra là giám đốc) công ty thu mua lúa. Theo tôi có sự thông đồng giữa hai đối tượng này. Anh thương lái mua của nông dân giá x bán cho xi nghiệp giá y. Sai biệt giữa (y-x) = z là lãi anh thương lái nhận đươc thường gấp mấy lần lãi còm của anh nông dân. Sở dĩ tay giám đốc công ty thu mua chấp nhận giá y là vì có sự thông đồng trong mối quan hệ này: tay thương lái sẽ chia z theo tỉ lệ ăn chia nào đó. Ta phải tự hỏi tại sao công ty thu mua không mua lúa trực tiếp với nông dân, mà phải qua tay thương lái, làm cho nhà nước mua giá cao, trong khi nông dân bị ép giá. Ta lại đặt câu hỏi trên: nếu bỏ sự trung gian của thương lái thì tình thế sẽ ra sao, bỏ được không? SCM làm được gì trước mối liên hệ này?.
Nếu ta muốn thực hiện SCM, thì cũng phải gở bỏ mối quan hệ b (thương lái - công ty thu mua) cùng lúc với mối quan hệ a (nông dân - thương lái), nghĩa là loại bỏ giai cấp thương lái thu mua.
c/ - Cuối cùng, mối quan hệ giữa nông dân và công ty thu mua. Mối quan hệ này rất lõng lẽo, nghĩa là nông dân không thích bán trực tiếp cho công ty thu mua, vì không nhận liền tiền mặt, rồi phải tự thuê phương tiện chuyên chở lúa về nhà máy. Rắc rối, quan liêu, v.v.. Do đó, nông dân thích bán cho thương lái. Nếu áp dụng SCM, thì phải tăng cường mối quan hệ này. Phải thanh toán ngay cho nông dân có tiền tiêu, phải giải quyết vấn đề logistic, và vấn đề tồn trữ, sấy lúa, để giảm tiêu hao, sau thu hoạch.
Tới đây, tôi thiết nghĩ là bạn đã hiểu vấn đề. Bạn đừng bảo tôi là khó giải quyết lắm, vì dính cái này, dính cái nọ.
Thời buổi này, bạn đã hiểu sử dụng thế nào:
- Smartphone, iPad, máy laptop, database, ERP, Facebook trong quãng cáo bán hàng, trong quản lý mọi thứ. Dân IT cỏ cơ hội trỗ tài.
- Hệ thống si lô sấy lúa kho tàn trữ lúa
- Hệ thống logistic giải quyết vấn đề chuyên chở lúa giữa nông dân và công ty và si lô.
- Hợp tác xã độc lập, tự quản, cổ phần hoá
- Hệ thống tài chính không sử dụng tiền mặt, tài chính minh bạch.
Bạn thử tưởng tượng môt hệ thống SCM lo việc này xem trước những gợi ý của tôi kể trên.
Download mã nguồn
Thời gian: 2014-08-24T14:50:00-07:00
Bài viết:Supply Chain Management là gì? (Phần 2)
Rating:
Thời gian: 2014-08-24T14:50:00-07:00
Bài viết:Supply Chain Management là gì? (Phần 2)
Rating:
No comments:
Post a Comment